Ở Việt Nam, những món ăn để "giết sâu bọ" rất phong phú, đa dạng, tùy theo mỗi vùng miền.
Các món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn ở Trung Quốc, nhưng về nước ta, Tết đã được Việt hóa, trở thành Tết  “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên. Theo tục lệ, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Chính vì thế, hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng...) là những đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực.

Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt. Vì theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ bớt đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Người  xưa thường dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để giết "sâu bọ" - những con giun, sán, ký sinh trùng trong cơ thể. Và rượu nếp hay cơm rượu nếp là món ăn hội tụ đầy đủ những vị như thế.

Hương vị thơm lừng, ngòn ngọt lại pha lẫn chút cay cay của men rượu khiến nhiều người thích thú. Cách làm cơm rượu vô cùng giản đơn, chỉ cần ngâm nếp cẩm hoặc nếp trắng với nước trong 8 tiếng, sau đó nấu chín và ủ với men ngọt. Thời gian ủ trong mùa hè chỉ khoảng 2-3 ngày là ăn được. Trong quá trình ủ, dùng lá chuối đậy lên cơm rượu sẽ khiến món ăn trở nên thơm và ngon hơn rất nhiều.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 1

Cơm rượu nếp của người miền Nam

Cùng là cơm rượu nhưng người miền Nam thường nắm cơm rượu thành các viên tròn nhỏ, trong khi đó, cơm rượu của người miền Bắc cứ để nguyên như vậy mà thưởng thức. Dù khác nhau về hình thức nhưng hương vị của hai loại cơm rượu này vẫn không khác nhau là mấy, hơn thế, chúng còn có chung mục đích là giết sâu bọ và thể hiện được nét đẹp văn hóa trong tâm linh của người Việt.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 2

Cơm rượu nếp của người miền Bắc

Bánh tro

Bánh tro hay còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio cũng giống như cơm rượu nếp chẳng thể nào thiếu được trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh tuy giản đơn nhưng cầu kỳ trong cách làm cho nên ngày nay người ta thường mua loại bánh này ở các hàng quán ngoài chợ.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 3

Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của mật mía khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này (Ảnh: Internet)

Bánh tro có nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình chóp và loại thuôn dài như bánh răng bừa. Bánh được làm từ gạo nếp và nước lọc từ tro của rơm rồi đem gói lại và luộc. Có nơi còn thêm cả nhân đỗ xanh. Khi chín, bánh có màu vàng ươm, trong veo nhìn vô cùng thích mất. Bánh được ăn kèm mật mía. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của mật mía khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này

Các loại hoa quả

Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

cac mon an khong the thieu trong ngay tet doan ngo - 4

Hoa quả hè được bán rất nhiều ở các chợ trong những ngày này, tuy nhiên cần phải lựa chọn thật kỹ để có được những trái tươi ngon, đạt chất lượng.

Thịt vịt

Nếu như bánh tro, cơm rượu nếp, hoa quả (mận, vải, đào...) là những cái tên quen thuộc ở các miền Nam, Bắc thì thịt vịt lại là món ăn không thể thiếu ở nhiều địa phương của miền Trung. Ở những địa phương này, người ta quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

các món ăn ngày Tết đoan ngọ tết đoan ngọ tết đoan ngọ người Việt ăn gì

cách nấu canh kim chi đậu phụ Món Nướng nấm kho thịt gà lap xuong nộm hấp dẫn cháo tôm thịt chè bắp hạt nấu cháo hến tự làm trứng muối gạo Món ăn đường phố banh bong lan banh cuon hap 15 Cá nâu miến ngan canh xương gà snack khoai tom hap ăn chế độ ăn ăn sáng ăn giữa buổi banh sinh nhat rau xào thịt gà câu Bữa trưa văn phòng thit xien nuong cách làm cá nục sốt cà chua Làm bánh làm kem tran chau Rồng sốt mì Ý pha lau gÃ Æ kem đá bào trái vải trộn salad kiểu thái Dứa xao mứt nghệ trà sữa thạch phô mai trân châu Võ ba lô chiên gà cuốn lá dứa ca tim om thit cach la uc ga xao ngon Khoai tây nướng thịt muối ngon mềm Chim quay bít tết gia truyền ở Lợi cách làm mực gan dac san son la củ sen xào cay súp bò canh cá thác lác Tôm chua ngô ngọt cach lam gio heo ghẹ tươi canh ghẹ nấu khế Trà Linh tôm rang thơm trộn salad bơ cách làm trái cay dầm thịt gà xốt chua ngọt cach lam dua sen món ăn kiểu Thái Tom Yum Kung canh tôm new rau củ tôm xào nau gia cay cá diêu hồng nướng giấy bạc mua dong trà chanh dạ dày trộn tự làm thiệp nâu lâu bánh mì gối tuong ca thom ngon gỏi xoài khô cá cơm cách làm mỳ ý mi tom xao nấu canh trai Cách lam mam canh trứng huong dan nâu ăn Gan gà Buổi trưa rủ đồng nghiệp đi ăn lẩu cá xào chua ngọt cơm chiên kiểu thái banh trung thu rau cau thanh long sa tế miền tây kem chuoi Cách lam cha gio hai san các món từ tôm sáng tạo bí ngô Từ Thịt heo xôi đậu lạp xưởng canh khoai hủ tiếu các món trứng ngon gao cách nấu mì gà BÁNH KHỌT cách làm kẹo nước ép dứa banh bi ngo dau phu trung Doi Hướng dẫn 7 mẹo hay cho người làm bánh Dân dã xa lach ngo ngot bánh truyền thống ngao xÃƒÆ o dễ làm Cơm Cơm gà nướng mật ong quả chuối công thức phở gà bông cúc bo thit đùi gà hầm Chiếc thìa vàng 2014 nhà hàng khách canh chua ngay he tự may túi súp bò Súp bò ngon mắt ngon miệng cach lam banh duc man